Hướng dẫn thực hành nước ép đơn

 



1.    Lý thuyết:

Lựa chọn nguyên liệu:

Lựa chọn trái cây để ép được là các loại giòn cứng như: cóc, ổi,… hoặc giai mềm như: thơm, lựu….

Các loại trái cây mềm nhão không ép được như: bơ, măng cụt, mãng cầu….

Phát triển thêm các loại rau củ ăn sống được, cũng được dùng làm nguyên liệu ép để uống nước giải khát như: dưa leo, cần tây, ớt Đà lạt…

Máy ép: có 2 loại máy ép nhanh và máy ép chậm, máy ép nhanh ưu điểm đỡ tốn thời gian, nhưng nhược điểm: không giữ trọn vẹn chất dinh dưỡng trong thực phẩm, vì thiết bị hoạt động với tốc độ nhanh, tạo ra ma sát làm cho thực phẩm nóng lên và bị tách nước. Phần nước ép của máy cũng nhanh chóng bị phân tầng. Cốt ép không kiệt hết, máy có tốc độ ép cao nên không ép hết hoàn toàn cốt ép. Đồng thời, máy không ép được các loại trái cây mềm như chuối, dâu tây, thanh long,… Máy ép chậm cho lượng nước ép nhiều hơn và giữ lại vitamin trong thực phẩm, lượng nước ép nhiều hơn 1/3 máy ép nhanh và giữ lại lượng vitamin cao gấp 3 - 5 lần so với máy ép nhanh. Máy ép chậm không chỉ ép các loại rau củ quả trái cây thông thường mà còn có thể ép được các loại đậu, củ gừng, các loại rau,... ép được cả trái cây đông lạnh, nhược điểm mất thời gian.

 

2.     Pha chế:

Bưởi:

          Nên sử dụng bưởi năm roi.

          Nước bưởi: 150 ml.

          Nước đường: 30 ml.

Nước cốt chanh: ½ muỗng cà phê.

Đá.


 

Ổi:

Nước ổi: 120 ml.

          Nước đường: 30 ml.

Nước cốt chanh: ½ muỗng cà phê.

Đá.


 

 

Cóc (cóc xanh):

Nước cóc: 90 ml.

          Nước đường: 50 ml.

Đá.


 

 

Cerise (sơ ri):

Nước cerise: 120 ml.

Nước cốt chanh: ½ muỗng cà phê.

          Nước đường: 30 ml.

Đá.

 

 


Cóc (cóc già) và ổi:

Nước cóc: 60 ml.

Nước ổi: 60 ml.

          Nước đường: 30 ml à 40 ml.

Đá.

 


Đăng nhận xét

0 Nhận xét